Vết Thương Chảy Máu

Chảy máu là hiện tượng mất máu từ hệ thống mạch máu (tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch), bao gồm cả chảy máu trong và chảy máu ngoài. Lưu lượng máu trong động mạch chịu áp lực cao nhất.

Khi bị vết thương chảy máu ngoài, việc cần làm đầu tiên là phải cầm máu. Tùy vào mức độ của vết thương, nếu vết thương sâu rộng và mất máu nhiều, nạn nhân cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Lưu ý khi hỗ trợ nạn nhân sơ cứu vết thương chảy máu, người hỗ trợ nên sử dụng găng tay tiệt trùng để bảo vệ cả bản thân và nạn nhân.

Sử dụng khăn sạch hoặc gạc đè lên vết thương đang chảy máu để cầm máu. Máu chảy từ động mạch sẽ nhiều hơn, có màu đỏ tươi và mất nhiều thời gian hơn để đông và ngừng chảy máu. Sau khi đã cầm máu, có thể chườm túi đá lạnh bên trên miếng gạc hoặc khăn.

Sau khi cầm máu có thể rửa nhẹ nhàng vết thương bằng nước sạch và xà phòng nhẹ hoặc dung dịch sát trùng loãng. Sau đó có thể bôi thuốc mỡ sát trùng như Bactroban hay Fucidin. Đối với vết cắt sâu, có thể sử dụng betadine hay iodine và dùng băng gạc để băng bảo vệ vết thương.

Một cách khác để cầm máu là đưa vết thương lên vị trí cao hơn tim.

Lưu ý:

  • Chú ý màu móng tay nạn nhân. Nạn nhân có vấn đề về tuần hoàn máu nếu như sau khi nhấn vào móng tay hơn 3 giây mà màu móng tay không trở về trạng thái ban đầu.
  • Khi sử dụng biện pháp garo với vết thương chảy máu nghiêm trọng, phải nới garo mỗi 20 phút để máu lưu thông, nếu không có thể dẫn đến hoại tử và đoạn chi.

Các chấn thương chảy máu trong thường khó phát hiện. Trường hợp nhẹ, có thể xuất hiện vết bầm tím, sưng và đau xung quanh khu vực bị bầm, và có thể xuất hiện máu lẫn trong dịch ói hay nước tiểu.

Cần quan sát, theo dõi kỹ tình trạng của nạn nhân và gọi tổng đài cấp cứu *9999 nếu nạn nhân có mạch bất thường hay khó thở. Trấn an nạn nhân, cầm máu và thực hiện theo các hướng dẫn của tổng đài viên trong thời gian chờ nhân viên y tế đến. Nếu nạn nhân bị sốc, có thể đặt nạn nhân nằm nghiêng bên trái và nâng cao chân.

Đọc tiếp