Bệnh Động Mạch Ngoại Biên Do Biến Chứng Bệnh Tiểu Đường

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) tăng nhanh nhất thế giới.

Một trong những biến chứng rõ nhất của bệnh ĐTĐ là sự phát triển của bệnh động mạch ngoại biên (ĐMNB) có thể dẫn đến cắt bỏ chi. Bệnh ĐMNB sẽ bắt đầu từ một nôt tổn thương nhỏ ở da hơi khó chịu mà nhiều người không chú ý đến, sau đó phát triển thành vết phồng rộp bị nhiễm trùng , rồi bắt đầu phát triển sâu và có thể vào đến xương. Lúc này, kháng sinh tốt nhất cũng không thể tiếp cận được vết thương vì các động mạch đã bị tắc nghẽn. Cách duy nhất để ngăn ngừa sự lây lan và bỏa toàn tính mạng là cắt bỏ chi dưới.

Về sinh bệnh học, tổn thương bệnh ở chi bắt đầu từ những dây thần kinh nhỏ dưới da. Chúng ta thường có cảm giác khi chạm nhẹ vào da nhưng khi mắc bệnh ĐTD, đường máu cao ngăn không cho sự dẫn truyền thần kinh này hoạt động bình thường bởi thần kinh ngoại biên đã bị tổn thương. Đường máu cao cũng làm tăng cholesterol, có thể gây tắc động mạch. Một vết nộp nhỏ hoặc vết loét ở chân có thể bắt đầu phá triển. Nếu vết hương bị nhiễm trùng thì sẽ lan rộng sâu dưới da và ngày càng trở nên lớn hơn. Thăm khám bác sĩ ngay nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên bàn chân. Các vét loét nhỏ nay có thể được điều trị để loại bỏ các mô hoại tử, và loại bang dán đặc biệt được dùng để thúc đẩy sự tái tạo mô ở khu vực bị loại bỏ.

Phòng ngừa

Việc phòng ngừa không quá khó khăn. 50% số trường hợp cắt bỏ chi do bệnh ĐMNB gây ra có thể được ngăn ngừa chỉ vài bước đơn giản: chăm sóc đôi chân hàng ngày, kiểm tra kẽ giữa các ngón chân, giữ cho chân khô và sạch; trước khi mang giày dép, hãy kiểm tra và chắc chắn không có vật gì bên trong. Khi mang giày, kéo lưới giày ra đảm bảo giày không có bất kỳ nếp gấp nào, nên mang tất bằng vải bông vừa vặn để tránh ma sát.

Sống lối sống lành mạnh là cách phòng ngừa tốt nhất các biến chứng của bệnh ĐTĐ. Đối với bệnh ĐTD typ 2, chỉ điều trị bằng thuốc là không đủ. Cần giảm lượng thức ăn và cân nặng dư thừa. Ngoài việc tránh hút thuốc, việc điều trị bệnh ĐTĐ thực sự dựa trên bốn yếu tố bao gồm chế độ ăn, chế độ tập luyện, uống thuốc và nước. Ăn uống tốt, vận động cơ thể và uống đủ nước thì sự lệ thuộc vào thuốc sẽ giảm.

BS Pedro L.Trigo- Nội khoa,

FAMILY MEDICAL PRACTICE TP.HCM