Sởi- Căn bệnh đáng sợ

Sởi- Căn bệnh đáng sợ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng bùng phát thành dịch rất cao và gây biến chứng tổn thương nghiêm trọng, bao gồm:

HỆ THẦN KINH

Biến chứng viêm não, viêm màng não, làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, xác suất tử vong lên đến 10%

Một trong những biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp là SSPE (Viêm não xơ hóa bán cấp) - hay còn gọi là bệnh viêm não chậm, xuất hiện nhiều năm sau khi khi nhiễm bệnh Sởi, gây thoái hóa chức năng não theo thời gian.

HỆ TUẦN HOÀN

Viêm cơ tim, tổn thương cơ tim, suy tim và tử vong.

PHỤ NỮ MANG THAI

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và thai nhi, gây sẩy thai, thai chết lưu và sinh non.

HỆ HÔ HẤP

Viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp,suy hô hấp dẫn đến tử vong.

MÁU

Vi rút sởi làm gián đoạn chức năng đông máu, gây chảy máu không ngừng.

MẮT

Biến chứng mù vĩnh viễn, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng.

NỘI TẠNG

Bệnh sởi tấn công gan, tụy, ruột, dẫn đến viêm gan, viêm tuyến tụy, viêm ruột thừa và viêm đại tràng.

HỆ MIỄN DỊCH

Một nghiên cứu mới được xuất bản trên báo “Viral Immunology” tháng 11/2019 chỉ ra rằng bệnh sởi cũng có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Trẻ bị nhiễm bệnh sởi sẽ mất đáng kể khả năng miễn dịch đối với một số bệnh nhiễm trùng.

Bệnh sởi “xóa sổ” 11–73% bộ nhớ miễn dịch, khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh đã từng được tiêm chủng trước đây. Ảnh hưởng hệ miễn dịch này chỉ tác động đến trẻ chưa từng được tiêm phòng sởi

Một số phụ huynh từ chối cho con được tiêm chủng với quan niệm để con “được” nhiễm sởi một

cách tự nhiên sẽ làm tăng hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng bệnh

sởi không chỉ gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến cơ thể con người hoặc tử vong, mà nó

còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch một cách đáng sợ.

CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY MẠNH KHỎE,

BS. Jonathan Halevy,

Trưởng khoa Nhi, Family Medical Practice