[Cha mẹ tích cực] Kiểm soát hành vi ở trẻ

“Con tôi rất nghịch ngợm!”. Bạn đã nghe thấy điều này chưa? Thông tin về cách quản lý các hành vi ở trẻ có thể giúp bạn hiểu rằng hành vi của trẻ trên thực tế có thể là bình thường hoặc là cách trẻ phản ứng với môi trường xung quanh.

Trẻ học hỏi từ việc quan sát và bắt chước hành vi. Đó là lý do vì sao những hình phạt mà bạn hay làm như đánh đập hoặc lớn tiếng với trẻ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng đó là những hành vi ổn và bắt chước. Điều này dẫn đến hành trình nuôi dạy con cái của bạn có thể trở nên khó khăn hơn là dễ dàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm và các mối quan hệ của trẻ.

Hãy làm gương và để trẻ noi theo!

Tạo ra các ranh giới và quy tắc:

Trẻ em cần những ví dụ đơn giản và nhất quán. Việc kiểm tra các ranh giới là bình thường đối với trẻ em- một phần trong quá trình phát triển của trẻ và khiến trẻ cảm thấy an toàn.

Giao tiếp:

Lắng nghe con bạn và hiểu nhu cầu của trẻ. Nói chuyện với con về hành vi mà bạn mong đợi từ con khi con đã bình tĩnh, bao gồm cả việc nói chuyện về phần thưởng và hình phạt cho những hành vi này. Nếu con tỏ ra thất vọng hoặc tức giận, hãy hỏi lý do tại sao, thể hiện sự thông cảm và yê thương với con.

Làm cha mẹ tích cực:

Khen ngợi con về những hành vi tốt- thể hiện sự quan tâm với những điều này. Con sẽ có khả năng thực hiện lại những hành vi này nếu điều đó thu hút được sự chú ý của bạn. (Ai mà không thích được ba mẹ khen ngợi và tiếp tục khen ngợi cơ chứ?).

Kỳ vọng của cha mẹ và giai đoạn phát triển của con:

Trẻ mới biết đi phải vật lộn để kiểm soát cảm xúc của mình và ở mọi lứa tuổi đều có những giới hạn đối với những gì trẻ có thể hiểu và quản lý. Ví dụ, một số trẻ cần học cách kiểm soát âm lượng và cao độ của giọng nói- vì vậy, khi bạn nghĩ rằng chúng đang hét lên thì có thể sự thật không phải vậy. Hiểu những gì là bình thường sẽ giúp bạn với tư cách là cha mẹ biết chúng không có mục đích “hư đốn” mà sẽ hiểu rõ hơn và điều chỉnh con để có hành vi phù hợp.

Sức khỏe và sự phát triển của trẻ:

Một số hành vi nhất định, như cắn, có thể do trẻ đang trong giai đoạn phát triển về sức khỏe răng miệng và muốn khám phá qua răng miệng. Đánh lạc hướng trẻ với một số hoạt động khi trẻ bình tĩnh trở lại và giải thích rằng “cắn như vậy rất đau, xin đừng làm vậy” là một cách quản lý tốt. Hơn nữa, một số trẻ có thể có vấn đề sức khỏe hoặc bị khó khăn trong việc nói/nghe khi nghe theo hướng dẫn của bạn. Cân nhắc những điều này và tìm kiếm chuyên gia để giải quyết vấn đề trên.

Hậu quả:

Làm ngơ, trì hoãn những “đặc quyền” của trẻ là những kỹ thuật có thể áp dụng cho các tình huống khác nhau. Ví dụ, nếu trẻ có một hành vi xấu- hãy phân tâm bằng một hành động tích cực hoặc lờ trẻ. Nếu không nhận được sự chú ý từ người lớn, trẻ có xu hướng sẽ không muốn thực hiện lại. Thời gian “phạt” trẻ nên là thời gian trong một không gian an toàn, và nhàm chán với mốc 2 phút với trẻ 2 tuổi, 3 phút với trẻ 3 tuổi. Điều này sẽ cho trẻ thời gian để điều chỉnh hành vi, và với bạn là thời gian để bình tĩnh lại.

Đưa ra những hướng dẫn rõ ràng:

“Dừng lại”, “đừng làm thế”- những cụm từ ngắn này không giải thích rõ ràng vì sao và trẻ có thể thấy mệt mỏi vì những lời ra lệnh thường xuyên này. Con có thể vui lòng nắm tay mẹ khi qua đường và chúng ta sẽ an toàn hơn không” sẽ giúp trẻ có thêm ngữ cảnh và dễ hiểu hơn. Trẻ cần hiểu lý do vì sao và ba mẹ nên để trẻ tham gia vào quá trình quyết định. Con có muốn mặc quần áo không, và con thích màu xanh hay đỏ? Những lựa chọn nhỏ mang lại cho trẻ cảm giác vê sức mạnh, sự độc lập và trẻ sẽ ít có khả năng chống lại những hướng dẫn này từ ba mẹ.

Thực hiện theo quy trình từng bước mỗi khi bạn thấy hành vi tiêu cực, chẳng hạn như:

  • Xác định hành vi
  • Đưa ra lời cảnh báo cho con bạn
  • Đưa ra hệ quả
  • Nói cho họ biết tại sao
  • Quay lại giao tiếp tích cực và tiếp tục.

Cuối cùng ... hãy nhận sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Đọc các sách và tài nguyên có bằng chứng và chăm sóc sức khỏe cảm xúc của chính bạn vì điều này cũng liên quan trực tiếp đến hành vi và cảm xúc của con bạn.

Nguồn:

https://www.cdc.gov/parents/essentials/index.html

https://ihv.org.uk/wp-content/uploads/2015/10/27-PT_Difficult-Behaviour_V4.pdf

https://learning.nspcc.org.uk/research-resources/leaflets/positive-parenting

https://www.zerotothree.org/resources/2198-nine-elements-that-power-positive-parenting

https://raisingchildren.net.au/toddlers/behaviour/behaviour-management-tips-tools

Tác giả: Abigail Laurie- Nữ hộ sinh, Thạc sĩ Y tế Công (Vương quốc Anh)