Các loại xét nghiệm cần thiết cho mẹ bầu

Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi sinh con, mẹ bầu phải làm rất nhiều xét nghiệm. Những xét nghiệm này giúp các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Vậy mẹ bầu cần làm những xét nghiệm nào và vào những thời điểm nào?

Xét nghiệm máu

Nhóm máu và nhóm máu hệ Rh (Rhesus), dù âm tính hay dương tính, đều quan trọng, cần được xác định cho trường hợp cần truyền máu trong khi mang thai hoặc khi sinh.

Bệnh nhân có hệ Rh âm tính cần tiêm thuốc kháng D vào tuần thứ 28 và 36 để ngăn chặn việc sản xuất kháng thể.

Công thức máu toàn phần sẽ phát hiện tình trạng thiếu máu và thiếu sắt có thể dẫn đến các biến chứng như sinh non, sinh nhẹ cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Điều này khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai và việc điều trị sớm bằng thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung sắt có thể ngăn ngừa các biến chứng.

Dựa vào máu, ta cũng có thể phát hiện các khuyết tật bẩm sinh về thể chất như hội chứng Down, Patau hoặc Edwards. Cùng với việc siêu âm NT (Độ mờ da gáy), nó được gọi là xét nghiệm sàng lọc di truyền trước khi sinh. Xét nghiệm này chính xác nhất trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14.

Sàng lọc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục (STIs)

Xét nghiệm máu tìm HIV, giang mai, viêm gan B và C được khuyến khích cho tất cả phụ nữ mang thai. Những bệnh nhiễm trùng này có thể mắc phải từ rất lâu trước khi mang thai và mặc dù chúng có thể không có triệu chứng đối với người mẹ nhưng chúng có thể gây hại cho thai nhi. Nhiễm trùng được phát hiện kịp thời sẽ làm giảm lây truyền sang trẻ sơ sinh và việc điều trị thích hợp sẽ làm tăng đáng kể cơ hội đạt được kết quả tốt.

Việc sàng lọc bệnh Chlamydia và Lậu chỉ được khuyến cáo cho những phụ nữ có nguy cơ cao và không cần thiết đối với tất cả phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm bệnh sởi ('Sởi Đức' hoặc bệnh sởi 3 ngày) dành cho phụ nữ mang thai chưa được tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi và chưa mắc bệnh này khi còn nhỏ. Xét nghiệm máu có thể tìm kiếm kháng thể và trong trường hợp kháng thể cao, phụ nữ cần được theo dõi vì họ có nguy cơ cao mắc hội chứng rubella bẩm sinh.

Chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp bị kích thích quá mức khi mang thai và các triệu chứng về tuyến giáp có thể bắt đầu trong thời kỳ mang thai và trở nên trầm trọng hơn. Xét nghiệm tuyến giáp nên được thực hiện ở tuần thứ 12 để đánh giá chức năng tuyến giáp.

Tiểu đường thai kỳ

Tình trạng không dung nạp glucose do mang thai ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai.Việc kiểm tra nên được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28.

Phân tích nước tiểu

Điều này rất quan trọng trong thai kỳ để đánh giá mức độ protein, đường, keton và vi khuẩn, đồng thời giúp phát hiện nhiễm trùng tiểu ở giai đoạn đầu, mất nước, tiểu đường và tiền sản giật. Vì phân tích nước tiểu là một xét nghiệm dễ dàng và nhanh chóng cho thấy nhiều biến chứng khi mang thai nên nó thường được thực hiện trong mỗi lần khám thai.

Xét nghiệm cấy nước tiểu

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm nhiễm trùng tiết niệu không có triệu chứng trong khoảng thời gian từ 12 đến 16 tuần. Xét nghiệm nước tiểu cho thấy vi khuẩn trong nước tiểu (nếu có) và kháng sinh đồ cụ thể để có phương pháp điều trị thích hợp.

XN bệnh phẩm âm đạo

Có thể soi TB âm đạo (nhuộm soi) một lần trong thai kỳ để phát hiện Candida hoặc nhiễm khuẩn âm đạo. Nên làm lại XN bệnh phẩm âm đạo trong trường hợp dịch tiết âm đạo bất thường hoặc các triệu chứng khác của âm đạo xuất hiện muộn hơn trong thai kỳ. Tất cả các loại nhiễm trùng âm đạo nên được điều trị sau 12 tuần để ngăn ngừa các biến chứng khi mang thai.

Làm XN bệnh phẩm âm đạo để xác định GPS (Streptococcus Group B) ở tuần thứ 35-36, nhằm phát hiện nhiễm trùng liên cầu khuẩn, loại bệnh này không có triệu chứng và vô hại đối với phụ nữ mang thai nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ sơ sinh. Streptococcus có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi khi sinh qua đường âm đạo. Nhiễm GBS là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh. Xét nghiệm kịp thời và điều trị thích hợp thường ngăn ngừa các biến chứng do nhiễm trùng này.

Nói chung, nên siêu âm ba lần trong thai kỳ; thời kỳ đầu của thai (dating scan) để xác nhận có thai trong tử cung với phôi sống; trong ba tháng đầu (tuần 11-14) để phát hiện các bệnh bẩm sinh; và siêu âm thai nhi ba tháng thứ hai (tuần 18-24) để chẩn đoán chi tiết về dị tật thai nhi. Có thể siêu âm nhiều hơn trong trường hợp có biến chứng hoặc mang thai đôi.

Cuối cùng, theo dõi tim thai trước khi sinh (CTG) là phương pháp ghi liên tục nhịp tim thai nhi để theo dõi các dấu hiệu suy thai và thường được thực hiện sau 34 tuần.

- Family Medical Practice