Chuyển Viện Cấp Cứu

Bản thân chuyển viện cấp cứu đã là một công việc không hề đơn giản, trong đó nhiều thử thách và phức tạp nhất phải kể đến ca chuyển viện mà bệnh nhân phải sử dụng máy tim phổi nhân tạo (ECMO).

Trong những ca chuyển viện này, bệnh nhân được di chuyển ra nước ngoài trong tình trạng tim của họ tạm ngưng kết nối với cơ thể. Cũng giống như thực hiện một ca ghép nội tạng, quá trình vận chuyển cần sự phối hợp của 12 đến 14 con người, bao gồm kỹ sư hóa sinh, kỹ thuật viên xét nghiệm, bác sĩ và điều dưỡng.

Một ca chuyển viện ECMO đòi hỏi tất cả phải được phối hợp đồng bộ đúng cách và đúng lúc trên chuyến bay. Bất cứ chuyện gì cũng có thể xảy ra dù chỉ trong một giây, do đó tất cả thành viên phải thường xuyên theo dõi số hiệu sinh tồn của bệnh nhân trong điều kiện động cơ máy bay rất ồn và rất khó để nghe tín hiệu từ máy theo dõi.

ECMO là máy hỗ trợ tim phổi nhân tạo khi các chức năng này của bệnh nhân ngưng hoạt động. ECMO được xem như là đỉnh cao của chuyển bệnh cấp cứu vì tính mạng của bệnh nhân nằm luôn nằm trong ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.

Khi một bệnh nhân cần hỗ trợ máy ECMO, tim của bệnh nhân không còn khả năng bơm máu và phải được hỗ trợ bởi một thiết bị có chức năng và vận hành tương tự. Sau khi tim ngừng hoạt động, bệnh nhân sẽ được kết nối máy ECMO để tim được nghỉ ngơi và hồi phục, hy vọng sau thời gian nghỉ đó tim sẽ hoạt động bình thường. Nếu bệnh nhân cần được điều trị đặc biệt bởi những kỹ thuật tiên tiến nhưng những chưa có ở Việt Nam, chúng tôi buộc phải đưa bệnh nhân ra nước ngoài điều trị.

Biến không thể thành có thể

Ca chuyển viện ECMO đầu tiên chúng tôi thực hiện khi một du khách người Nga ngã quỵ tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bệnh nhân được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa ở Sài Gòn, tuy nhiên các bác y bác sĩ đều nhận định rằng bệnh nhân phải được đưa ra nước ngoài để điều trị. Lúc đó, không một đơn vị y tế nào trong khu vực có thể thực hiện chuyển viện ECMO. Tôi đã gặp cha bệnh nhân và giải thích rõ những vấn đề đáng lo ngại do đây là một ca chuyển viện vô cùng phức tạp mà chúng tôi chưa từng thực hiện. Vẫn có thể thực hiện. Nhưng rủi ro. Rất rủi ro. Tuy vậy, tôi chẳng thể nào quên những lời người cha nói: “Tôi chỉ có một đứa con gái. Rủi ro cho các anh nhưng sẽ là cơ hội cho tôi và con tôi…”

Không còn lựa chọn nào khác, chúng tôi quyết định đưa bệnh nhân ra nước ngoài với hy vọng được điều trị thích hợp. Bệnh viện Tim Băng Cốc là nơi đồng ý tiếp nhận và có thể tiếp tục chữa trị với điều kiện chúng tôi có thể mang bệnh nhân sang bên đấy. Ngoài ra, xét về khoảng cách thì Băng Cốc là lựa chọn tối ưu nhất.

Chúng tôi bắt tay vào lắp đặt khối lượng thiết bị khổng lồ bao gồm tất cả máy móc y tế, dây truyền, bình ô xy, v.v… tất cả đều phải được kết nối với bệnh nhân. Cuối cùng, bệnh nhân được kết nối với tháp thiết bị khổng lồ và dây nhợ chằng chịt. Chúng tôi đã mất 5 giờ đồng hồ chỉ để di chuyển bệnh nhân từ giường bệnh sang cáng và lại tiếp tục kết nối lại toàn bộ thiết bị. Rồi xe cứu thương thật chậm di chuyển đưa bệnh nhân ra sân bay…

Với sự hỗ trợ từ Vietnam Airlines, chúng tôi được bố trí một chiếc chuyên cơ ATR, là loại có cửa khoang hàng to. Bộ phận kỹ thuật của họ giúp chúng tôi thay đổi cấu trúc bên trong của máy bay, toàn bộ ghế giữa thân máy bay đã được tháo dỡ để dành chỗ cho bệnh nhân cùng tháp thiết bị. Vị trí của đội ngũ y tế là ngay sau cáng cứu thương …

Chuyến đi bao gồm 5 bác sĩ và 1 y tá. Ngoài ra đoàn còn có 1 kỹ sư hóa sinh, người luôn phải đảm bảo nguồn điện cho thiết bị, chúng tôi mang theo rất nhiều pin dự phòng, và một kỹ thuật viên xét nghiệm luôn sẵn sàng với thiết bị xét nghiệm cầm tay. Thành phần nhân lực tương đối hoàn chỉnh. Và rồi chúng tôi đã hạ cánh tại sân bay Băng Cốc, hoàn thành sứ mệnh đảm bảo tính mạng bệnh nhân trên suốt chặng bay.

Tuy nhiên bệnh viện bên Thái lại phải đối mặt với một thử thách khác đó là di chuyển bệnh nhân từ máy ECMO này sang máy ECMO khác, vấn đề là hai máy không giống nhau. Họ chưa từng thực hiện thủ thuật này trước đó nên đoàn chúng tôi đã mất 3 tiếng để giúp họ chuyển bệnh nhân và kết nối với máy ECMO của họ.

Chỉ khi đặt chân lên chuyến bay trở về Việt Nam, chúng tôi mới cảm nhận được thành công và ý nghĩa của ca chuyển bệnh ngoạn mục này.

Còn bệnh nhân, sau 3 tháng chữa trị, cô đã hồi phục và trở về quê hương.

Tiếp tục phát triển, mở ra nhiều cơ hội sống

Tiếp nối ca chuyển bệnh ECMO đầu tiên, chúng tôi lại thực hiện một ca tương tư, lần này  bệnh nhân được chuyển từ Hà Nội về Trung Quốc. Một yếu tố giúp những ca chuyển bệnh kiều này luôn nằm

trong tầm kiểm soát là chúng tôi không bị gấp rút về thời gian. Mạng sống bệnh nhân luôn trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc nhưng họ sẽ không tử vong miễn còn còn được kết nối với máy ECMO. Do đó, chúng tôi có thể trì hoãn khởi hành trong vài ngày để đảm bảo mọi công tác chuẩn bị tốt nhất.

Tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Vietnam Airlines. Mọi thủ tục đã được sắp xếp trước với quản lý sân bay, chúng tôi được ưu tiên sử dụng cổng ra máy bay riêng và mọi khâu tổ chức đều được bố trí nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đoàn chúng tôi.

Phòng khám của tôi tự hào sở hữu đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm nhất cả nước trong lĩnh vực chuyển viện cấp cứu. Bắt đầu từ những ca đơn giản, hiện nay chúng tôi đã phát triển và đưa Việt Nam vào danh sách 1 trong 7 nước trên thế giới có khả năng thực hiện chuyển viện ECMO.

*Credit to Word Vietnam