Bệnh Động Mạch Ngoại Biên

Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình tích cực về nhiều mặt. Về sức khỏe, tuổi thọ trung bình của người dân đang ngày tăng, tuy nhiên, cũng kéo đến nhiều tiêu cực như: lượng tiêu thụ thuốc lá và thức ăn nhanh ngày càng tăng; lối sống lười vận động và mật độ giao thông ngày càng tăng. Sau tất cả, tỉ lệ bệnh tiểu đường, cao huyết áp và cholesterol cao ở mức đáng báo động. Số bệnh nhân hiện tại chỉ là bề nổi của tảng băng chìm vì tỉ lệ người mắc bệnh đang tăng rất nhanh. Nền kinh tế tại các nước nước Châu Âu và Châu Mĩ đã đi trước chúng ta khỏang 30 đến 50 năm, trong quá trình chuyển mình đó họ đã kịp xây dựng nền tảng hệ thống y tế. Trong khi ở Việt Nam, con số đó chỉ là 10 năm. Đó là lý do tại sao hệ thống y tế của chúng ta không thể đáp ứng nhu cầu khi lượng bệnh nhân tăng quá nhanh. Tại Châu Âu, béo phì dấu hiệu của nguy cơ bị tiểu đường. Nhưng ở Châu Á, bệnh tiểu đường đôi khi không thể dự đóan qua ngoại quan vì người bệnh đôi khi trông rất bình thường. Theo thống kê có khỏang 10% dân số Việt Nam mắc bệnh.

Cắt bỏ chi

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) có thể dẫn đến cắt bỏ chi. Theo thống kê tại Châu Âu 10 – 15% người bệnh tiểu đường có nguy cơ phải cắt bỏ chi. Trong khi tại Sài Gòn, nơi mọi người có thói quen mang sandal, dép kẹp chân dễ bị ma sát, hoặc tiếp xúc với bụi bẩn thì khả năng mắc PAD cao hơn. Việt Nam hiện có 90 triệu dân, khỏang 10% dân số mắc bệnh tiểu đường tương đương 90.000 đến 135.000 ca bệnh có nguy cơ bị cắt bỏ chi.

Bệnh PAD có thể bắt đầu với 1 mụn nhỏ ở da. Sau đó phát triển thành vết phồng rộp bị nhiễm trùng rồi tiến triển sâu hơn và có thể vào đến xương. Đến thời điểm này, kháng sinh tốt nhất cũng không có tác dụng vì các động mạch đã bị nghẽn. Cách duy nhất để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan và gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân đó là phải cắt bỏ chi.

Phòng tránh:

Việc phòng tránh bệnh là không khó vì thông tin có ở khắp mọi nơi. Với điện thoại thông minh trên tay, mọi người có thể tra cứu về bệnh tại các Website hoặc ngay cả Facebook, Instagram. Vấn đề quan trọng nhất là nhận thức và hành vi của bệnh nhân.

50% các ca phải cắt bỏ chi do bệnh động mạch ngoại biên hòan tòan có thể phòng tránh được chỉ với vài bước đơn giản:

  • Kiểm tra khe giữa 2 ngón chân mỗi ngày, luôn giữ chân khô và sạch.
  • Trước khi mang giày, cần đảm bảo rằng không có gì bên trong, chỉnh lớp lót và đảm bảo không có bất kỳ nếp gấp nào.
  • Mang vớ bằng vải bông để tránh ma sát, đảm bảo rằng cả giày và vớ phải thật vừa vặn.

Về sinh bệnh học các tổn thương đầu tiên bắt đầu tại những dây thần kinh nhỏ xung quanh da. Thông thường, ta sẽ có cảm giác khi chạm nhẹ vào da. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường, đường huyết cao sẽ ngăn các dây thần kinh dẫn truyền xung vì đã bị tổn thương. Cùng lúc đó, đường huyết cao cũng làm tăng cholesterol dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Vết phồng rộp hay vết loét nhỏ có thể sẽ hình thành và lây lan.

Tư vấn bác sĩ

Nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở chân. Vết lóet nhỏ có thể chữa trị bằng cách loại bỏ các mô hoại tử, loại băng dán đặc biệt sẽ được dùng để thúc đẩy quá trình tái tạo của vùng mô bị loại bỏ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, phương pháp oxy cao áp sẽ được dùng để cung cấp oxi cho các mô không tiếp xúc với mạch.

Nên thực hiện lối sống lành mạnh để phòng tránh bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của nó. Với tiểu đường tuýp 2, điều trị bằng thuốc là chưa đủ, bệnh nhân nên kèm thêm giảm cân và điều chỉnh lượng thức ăn vừa phải. Bên cạnh việc cai thuốc lá, điều trị bệnh tiểu đường phải tuân thủ 4 phương pháp: ăn kiêng, tập thể dục, uống thuốc theo đơn, cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nhiều bệnh nhân sau một thời gian điều trị đã có thể dừng uống thuốc.

Bs. Pedro L. Trigo - Khoa Nội, Phòng Khám Gia Đình TP. HCM