Ý Nghĩa Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu

Mỡ trong máu:

Cholesterol toàn phần | Triglycerides | HDL (good cholesterol) - Cholesterol tốt | LDL (bad cholesterol) – Cholesterol xấu

Bảng mỡ trong máu là công cụ tầm soát ban đầu đối với những bất thường trong mỡ như cholesterol và triglycerides. Và để kiểm tra yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch

Chức năng thận:

Urea | Creatinine

Để đánh giá chức năng của thận; giúp chẩn đoán bệnh thận; theo dõi điều trị bệnh thận

Đường huyết và HgbA1c:

Dùng để chẩn đoán và kiểm soát bệnh tiểu đường

Chức năng gan:

Total and direct bilirubin | Albumin | Total protein and globulin | ALP | Transaminases: AST, ALT & GGT

Dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh gan hoặc những tổn hại cho gan. Xét nghiệm chức năng gan đo hàm lượng của một số loại men gan và protein trong máu.

Khoáng chất:

  • Uric Acid: Giúp chẩn đoán bệnh Gout, yếu tố nguy cơ có sỏi thận, để kiểm tra điều trị thuốc có hiệu quả trong việc giảm lượng axit trong máu không, và để kiểm tra nồng độ axit uric trong máu ở những bệnh nhân đang được hóa trị hoặc xạ trị
  • Phosphate: Để kiểm tra tình trạng nhiễm ceton axit gây ảnh hưởng đến người bệnh tiểu đường. Phosphate cũng giúp chẩn đoán về rối loạn hệ tiêu hóa gây cản trở hấp thu phosphate, canxi và magie.
  • Canxi: Để tầm soát, chẩn đoán, và kiểm một loạt tình trạng liên quan đến xương, tim mạch, thần kinh, thận, và răng. Cũng có thể cần làm xét nghiệm này nếu một người có triệu chứng của rối loạn tuyến cận giáp, kém hấp thu hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức.

Bệnh xã hội:

  • VDRL (là xét nghiệm tầm soát bệnh giang mai)
  • HIV (AIDS)

Viêm gan:

Viêm gan hầu hết gây ra do virus nhưng cũng có thể là do hóa chất, thuốc, rượu bia, bệnh di truyền hoặc bệnh tự miễn

  • HBsAg: để tầm soát và chẩn đoán nhiễm viêm gan siêu vi B
  • Anti-HBs: để xác định xem vaccine ngừa viêm gan siêu vi B đã sản sinh đủ miễn dịch chưa; có thể cũng được dùng để hướng dẫn điều trị và đánh giá hiệu quả của nó
  • Anti-HCV: để tầm soát và chẩn đoán nhiễm virus viêm gan siêu vi C và để theo dõi điều trị
  • HAV IgG/IgM: để tầm soát và chẩn đoán nhiễm virus viêm gan siêu vi A
  • IgM antibody: là kháng thể được cơ thể sinh ra đầu tiên sau khi nhiễm viêm gan B
  • Anti-HBc IgM: phát hiện nhiễm cấp
  • Anti-HBc IgG: phát hiện nhiễm mãn (thường > 6 tháng)
  • Total anti-HBc: phát hiện cả hai kháng thể IgM và IgG với kháng nguyên lõi viêm gan B

Gợi ý những tình trạng sau: miễn dịch tự nhiên, nhiễm mạn tính mức độ thấp, kết quả dương tính giả và/hoặc đang hồi phục sau nhiễm cấp

Dấu ấn ung thư:

  • AFP là xét nghiệm dấu ấn ung thư nhằm hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán các bệnh ung thư gan, tinh hoàn và buồng trứng. Xét nghiệm này có giá trị hỗ trợ đánh giá nguy cơ phát triển ung thư tế bào gan, đặc biệt ở những người có bệnh gan mạn tính và cũng để đánh giá đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
  • CA 125 chủ yếu được sử dụng để theo dõi đáp ứng điều trị ung thư buồng trứng và theo dõi tái phát sau khi đã hoàn tất điều trị.
  • CEA được dùng để theo dõi điều trị ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng. Xét nghiệm CEA cũng được ứng dụng đối với các bệnh ung thư khác (trực tràng, phổi, vú, gan, tuyến tụy, ung thư tuyến giáp thể tủy). CEA cũng có thể tăng do bệnh lý viêm đường ruột khác (như bệnh Chron’s và/hoặc viêm loét đại tràng).
  • CA 15-3 được ứng dụng trong việc theo dõi điều trị bệnh ung thư vú và giúp phát hiện ung thư vú tái phát.
  • PSA được dùng để tầm soát bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới đối với bệnh nhân có hoặc không có triệu chứng.
  • Cyfra 21-1 là chất chỉ dấu ung thư được ứng dụng xét nghiệm ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
  • CA 19-9 là dấu ấn ung thư dùng để theo dõi đáp ứng điều trị ung thư tuyến tụy và/hoặc theo dõi tiến triển ung thư.

Các dấu ấn ung thư, như là dấu ấn sinh học, là một chất tự nhiên trong cơ thể. Hàm lượng dấu ấn ung thư tăng có thể gợi ý sự hiện diện của bệnh ung thư. Một số dấu ấn ung thư đặc hiệu cho một loại bệnh ung thư, một số dấu ấn khác liên quan đến vài loại ung thư khác nhau. Dấu ấn ung thư cũng có thể tăng trong những trường hợp không ung thư.

Dấu ấn tim mạch:

  • Homocysteine: để giúp xác định bạn có thiếu folic hoặc vitamin B12 không, bạn có tăng yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch và đột quỵ; và giúp chẩn đoán rối loạn di truyền hiếm gặp gọi là homocystinuria
  • Apolipoprotein A-1: giúp xác định bạn có tăng yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch không
  • Apolipoprotein B: giúp đánh giá bạn có tăng yếu tố nguy cơ với bệnh tim mạch không; đôi khi cũng giúp theo dõi điều trị cholesterol cao hoặc giúp chẩn đoán thiếu apolipoprotein B di truyền hiếm gặp

Các chất điện giải trong máu:

Na | K | Cl | Mg

Điện giải trong máu và trong các dịch khác trong cơ thể. Điện giải ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể, nồng độ axit trong máu, chức năng cơ và các quá trình chuyển hóa khác

Chức năng tuyến giáp:

FT3, FT4 và TSH

Để đánh giá chức năng tuyến giáp và/hoặc để chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp (như cường giáp hoặc suy giáp)

ESR:

Để phát hiện tình trạng viêm gây ra do một hoặc nhiều loại bệnh như: nhiễm trùng, u hoặc bệnh tự miễn; để giúp chẩn đoán và theo dõi một số bệnh riêng biệt như viêm khớp dạng thấp

Công thức máu / CBC:

Xét nghiệm công thức máu toàn phần là một phần của quy trình khám sức khỏe tổng quát

  • Để tầm soát nhiều loại bệnh liên quan đến các thành phần trong máu như: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
  • Để chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh/điều trị (như vấn đề nhiễm).