Tầm soát ung thư cổ tử cung / Các bệnh phụ khoa

Các xét nghiệm tầm soát trong phụ khoa được dùng để phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng. Các xét nghiệm tầm soát ung thư nhằm để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn. Trong các loại ung thư liên quan đến phụ khoa, chỉ có ung thư cổ tử cung là có xét nghiệm tầm soát – Xét nghiệm Pap smear / HPV – để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Family Medical Practice hiện đang sử dụng xét nghiệm HPV, một trong những xét nghiệm sàng lọc có độ chính xác cao để đánh giá nguy cơ có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung

- Xét nghiệm Pap smear.

- Xét nghiệm HPV (Human Papillomavirus)

Xét nghiệm Pap smear là gì?

Xét nghiệm Pap smear (còn gọi là phết tế bào cổ tử cung) là một xét nghiệm đơn giản để phát hiện những biến đổi của tế bào cổ tử cung có thể phát triển thành ung thư nếu không được điều trị

Xét nghiệm HPV là gì?

Human Papillomavirus (HPV) là một loại virus thường gặp có thể lây truyền qua da (từ da đến da) hoặc quan hệ tình dục.

Có hơn 100 chủng HPV khác nhau, chủng 16 và 18 gây ra 70% nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV cho biết có nhiễm virus HPV 16 và 18 cùng 12 nhóm HPV nguy cơ cao khác liên quan đến ung thư cổ tử cung.

Phát hiện sớm virus HPV là chìa khóa để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV cũng sàng lọc 12 chủng HPV nguy cơ cao khác

Tại sao phải xét nghiệm HPV?

Các nghiên cứu trên thế giới hiện nay đã chứng minh phương pháp tốt nhất để sàng lọc nguy cơ ung thư cổ tử cung là xét nghiệm HPV, nguyên nhân gây ra 99% các ca ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm HPV có độ nhạy cao hơn xét nghiệm Pap smear trong tầm soát ung thư cổ tử cung.

Để biết thêm thông tin về xét nghiệm sàng lọc HPV, vui lòng tư vấn với bác sĩ phụ khoa. Bạn cũng có thể tham khảo thông tin trên flyer tại sảnh tiếp tân.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là ung thư của cổ tử cung, phần thấp nhất của tử cung.

Cũng như ung thư vú, các giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng, vì vậy nhiều phụ nữ không hề hay biết mình đang mắc bệnh. Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện những biến đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung, ngăn chặn ung thư tiến triển.

Các triệu chứng là gì?

Nếu bạn đang có những triệu chứng sau, cần đi khám bác sĩ ngay:

− Xuất huyết âm đạo sau khi quan hệ tình dục

− Xuất huyết bất thường giữa chu kỳ kinh hay sau khi mãn kinh

− Dịch tiết âm đạo có mùi hôi

Ai là người có nguy cơ?

Tất cả phụ nữ từ 25 đến 69 tuổi có:

− Quan hệ tình dục

− Nhiều bạn tình

− Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như mào gà, mụn rộp sinh dục và nhiễm HPV

− Hút thuốc lá

HẠNG MỤC KHÁM
1. TIỀN SỬ & KHÁM BỆNH
• Lý do khám bệnh/ nhập viện (nếu có)
• Tiền sử bệnh, gia đình, xã hội, thuốc
2. XÉT NGHIỆM & CHẨN ĐOÁN
• Tư vấn và khám phụ khoa với bác sĩ chuyên khoa
• Xét nghiệm tế bào tầm soát ung thư cổ tử cung
• Xét nghiệm huyết trắng
• Siêu âm vùng chậu
3. BÁO CÁO Y KHOA
• Bệnh sử chi tiết và tiền căn gia đình
• Thảo luận và phân tích tất cả các kết quả xét nghiệm
• Khuyến cáo về phòng bệnh và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe
• Theo dõi điều trị và trực tiếp chuyển bệnh theo chuyên khoa tại Family Medical Practice

Để đặt hẹn hoặc biết thêm thông tin, vui lòng nhấn vào đây hoặc gọi số +84 28 3514 0757

Để biết thêm thông tin chuẩn bị trước khi khám sàng lọc phụ khoa, vui lòng nhấn vào đây