Tổng Hợp Các Phương Pháp Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà

Tổng Hợp Các Phương Pháp Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà

Viêm da cơ địa là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ kéo dài trong nhiều ngày: ngứa ngáy dữ dội, đỏ rát thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa. Cha mẹ cần hiểu hơn về bệnh để có những sự chuẩn bị cho trẻ em nhà mình!

1. Những thông tin cơ bản về viêm da cơ địa trẻ em

Viêm da cơ địa, hay bệnh chàm, là một loại bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở trẻ em và có khả năng tái phát nhiều lần. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường khởi phát trong giai đoạn ấu thơ. Là bệnh da liễu phổ biến nhất ở trẻ em, ảnh hưởng tới khoảng 20% trẻ em trên toàn thế giới.

  • Nó không lây nhiễm, vì vậy không cần cách ly bé (mặc dù bé có thể sẽ thích dành thêm thời gian với màn hình).
  • Gen đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn hoặc bạn đời có dị ứng hoặc chàm, thì con bạn có khả năng “thừa hưởng” điều này.
  • Thông thường, viêm da cơ địa sẽ xuất hiện trước 5 tuổi, và thường bắt đầu ngay trong năm đầu đời.

2. Nhận diện nguyên nhân chính gây viêm da cơ địa trẻ em

Dấu hiệu trẻ em bị viêm da cơ địa

  • Da khô, ngứa: Nếu trẻ thường xuyên gãi, gãi liên tục, hãy chú ý. Xuất hiện các mảng đỏ, chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhưng thường thích phát ban ở má, bên trong khuỷu tay, sau đầu gối, trên tay và chân. Ngứa và gãi, đây là một chu kỳ khó chịu – ngứa dẫn đến gãi, gãi làm da kích ứng, kích ứng dẫn đến ngứa nhiều hơn.

Các giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa:

  • Giai đoạn cấp tính: Trong giai đoạn này, trẻ thường xuất hiện mụn nước vỡ trên nền da đỏ, có dịch rỉ ra và hình thành vảy. Các tổn thương này thường thấy ở những vùng như trán, má và cằm. Nếu bệnh tiến triển nặng, các mụn nước có thể xuất hiện trên thân và chi.
  • Giai đoạn bán cấp: Ở giai đoạn này, triệu chứng thường nhẹ hơn. Các đốm sần có thể tập trung thành từng mảng hoặc phân bố rải rác trên nền da đỏ, kèm theo hiện tượng rỉ dịch và phù nề, gây ngứa ngáy.
  • Giai đoạn mãn tính: Khi bước vào giai đoạn mãn tính, da của trẻ trở nên dày và khô hơn. Các vết nứt có thể gây đau, đặc biệt ở những vùng nếp gấp lớn như lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay và cổ chân. Thêm vào đó, có thể xảy ra hiện tượng tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.

Mẹo cho Mẹ: Cắt móng tay bé ngắn hơn cả sự kiên nhẫn của bạn trong một chuyến đi xa. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tổn thương từ những cơn gãi đêm.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là một trong những căn bệnh gây nhiều khó chịu cho cả phụ huynh.

3. Các yếu tố gây bùng phát viêm da cơ địa ở trẻ

Viêm da cơ địa có nhiều yếu tố gây kích ứng, các yếu tố có thể cha mẹ không chú ý:

Các yếu tố về môi trường

  • Nóng và đổ mồ hôi: Mồ hôi có thể làm viêm da trở nên tệ hơn khi các vi khuẩn dễ xâm nhập khi lỗ chân lông của trẻ mở, cha mẹ hạn chế quần áo dày chật, hay lò sưởi quá nóng….
  • Không khí khô: Mùa đông hay mùa khô sẽ làm da yếu của trẻ dễ bị tổn thương, các yếu tố khác có thể kể đến như: điều hòa, xà phòng
  • Dung dịch vệ sinh: Xà phòng, chất tẩy rửa và các loại vải thô ráp là những kẻ thù của da nhạy cảm
  • Virus hoặc các yếu tố khác gây nhiễm khuẩn ở trẻ.

Đồ ăn hàng ngày

Một số thực phẩm có thể nói là chất kích ứng mạnh cho viêm da cơ địa, có thể kể đến như

  • Sữa
  • Trứng
  • Các loại hạt
  • Đậu nành
  • Lúa mì

Nhưng cha mẹ hãy nhớ, không phải thực phẩm nào cũng gây kích ứng, viêm da cơ địa còn phụ thuộc vào gen di truyền. Nắm bắt được những thực phẩm không phù hợp cho bé cũng là một yếu tố cần thiết để tránh mắc viêm da cơ địa

Căng thẳng và tâm lý

Tâm lý trẻ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành viêm da cơ địa. Khi bị căng thẳng, trẻ có xu hướng tiết nhiều mồ hôi, cáu kỉnh, hay gãi vào những vùng da nhạy cảm sẽ khiến da bị vi khuẩn xâm nhập gây nên bệnh

Mẹo cho Mẹ #2: Cha mẹ chú ý quan sát tâm lý trẻ hàng ngày qua các hành động, cách ăn uống hay là cách trẻ phản ứng với những sự vật sự việc bên ngoài. Cha mẹ có thể đến gặp các bác sĩ để có những lời khuyên chính xác nhất

4. Chăm sóc da hàng ngày là một cách để phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ

90% trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi sau năm 2 tuổi. Nếu bước vào giai đoạn mãn tính thì chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vẫn có những biện pháp kiểm soát tốt bệnh vì vậy các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng. Để chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa, hạn chế những biến chứng và đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh bố mẹ nên

Sau năm 2 tuổi, hầu như viêm da cơ địa ở trẻ sẽ hết. Tuy nhiên, nếu trẻ ở trong giai đoạn mãn tính thì sẽ khó khăn trong việc điều trị cho chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng phụ huynh có thể kiểm soát tốt bệnh cho nên không cần quá lo lắng. Với việc duy trì các hoạt động sau hàng ngày, cha mẹ có thể hạn chế các biến chứng và đẩy lùi những triệu chứng khó chịu của bệnh:

Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

  • Tần suất: có thể tắm hàng ngày, miễn là bạn tuân theo các quy tắc.
  • Nhiệt độ: nên sử dụng nước ấm cho trẻ ( dưới 30 độ), nước nóng hoặc quá nóng sẽ làm da trẻ bị khô, tình trạng bệnh có thể nghiêm trọng đi nhiều.
  • Thời gian: cố gắng tắm sạch sẽ cho bé trong khoảng thời gian ngắn, từ 5-10p, nếu quá lâu sẽ gây hại cho độ ẩm của da, làm trẻ dễ bị nhiễm bệnh hoặc tình trạng sẽ diễn biến xấu đi, nên tắm cho trẻ trước giờ đi ngủ khoảng 2 giờ sẽ giúp trẻ vào giấc ngủ dễ hơn.
  • Sản phẩm làm sạch: chọn các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ, lành tính, không chứa các chất tẩy rửa gây mòn da. Cha mẹ có thể sử dụng các loại chất như: lá trầu không, chè xanh, lá khế, lá đơn đỏ để vệ sinh cho trẻ do gần gũi, an toàn, giá thành rẻ và có công dụng giảm ngứa, chống khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả
  • Luôn để phòng ngủ của trẻ thoáng khí, sạch sẽ, không bụi bẩn hay các vật dụng có thể gây tổn thương da, các loại lông động vật

Luôn giữ ẩm cho làn da của trẻ

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé nhanh chóng: trong vòng 3 phút sau khi tắm, mẹ hãy cố gắng bôi kem nhanh nhất có thể cho bé để tránh da bé bị thoát ẩm, khô
  • Sản phẩm có tính đặc như thuốc mỡ, dầu… sẽ tốt hơn là kem dưỡng ẩm cho có tính bảo vệ khỏi mất nước
  • Tần suất: Ít nhất hai lần mỗi ngày, hoặc nhiều hơn nếu cần. Nói cách khác, nếu bạn nghĩ rằng mình đã dưỡng ẩm đủ, hãy làm thêm một lần nữa.
  • Nếu trẻ bị viêm da quanh miệng thì cần vệ sinh quanh miệng cho trẻ bằng khăn mềm và ướt, sau đó sẽ là một lớp kem dưỡng ẩm.
  • Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ uy tín ngay nếu thấy bệnh không có tiến triển tích cực hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng( nứt da, chảy dịch…)

Hướng dẫn chăm sóc da trẻ bằng phương pháp đắp khăn ẩm

Bước 1: Làm ướt vải hoặc băng gạc

  • Nhúng vải hoặc gạc vào nước ấm, có thể pha thêm dung dịch dưỡng ẩm dành cho da nếu cần thiết.

Bước 2: Sử dụng thuốc điều trị

  • Thoa cortisone hoặc các loại thuốc được bác sĩ chỉ định lên vùng da bị khô, sần đỏ.

Bước 3: Dưỡng ẩm toàn thân

  • Sau khi bôi thuốc điều trị, thoa kem dưỡng ẩm khắp cơ thể để giữ cho da không bị mất nước.

Bước 4: Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm tùy thuộc vào vùng da tổn thương

  • Vùng mặt: Dùng khăn mềm nhúng vào nước mát, sau đó đắp lên vùng da bị khô và sẩn đỏ trong khoảng 5-10 phút.
  • Vùng đầu: Sử dụng khăn tam giác hoặc mũ cotton mềm, nhúng vào nước mát rồi đội lên đầu trẻ trong khoảng 5-10 phút.
  • Vùng tay, chân: Dùng băng mềm dạng ống hoặc khăn mềm đã được làm ướt bằng nước mát, sau đó quấn vào khu vực da bị tổn thương trên tay hoặc chân. Sau đó, quấn thêm một lớp băng khô hoặc khăn khô bên ngoài. Khi lớp băng hoặc khăn khô đi, tháo ra và thoa kem dưỡng ẩm trước khi mặc lại quần áo cho bé.
  • Vùng lưng, ngực, bụng: Dùng một chiếc áo cotton mềm, nhúng vào nước mát và mặc cho trẻ. Sau đó, mặc thêm một chiếc áo khô bên ngoài. Khi áo bên trong khô hoàn toàn, tháo ra, thoa kem dưỡng ẩm và mặc lại quần áo bình thường cho trẻ.

Phương pháp này sẽ giúp giữ độ ẩm và giảm ngứa ngáy, đồng thời giúp thuốc thẩm thấu tốt hơn vào da, giúp cải thiện các triệu chứng viêm da nhanh chóng.

Các loại thuốc Tây y cha mẹ có thể sử dụng cho bé sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thuốc bôi viêm da cơ địa trẻ em cha mẹ nên mua:

  • Thuốc làm ẩm ngoài da
  • Thuốc điều trị chính
  • Thuốc điều trị trung bình
  • Thuốc điều trị mạnh
  • Thuốc đắp
  • Thuốc bạt sừng, bong vảy

Thuốc uống:

  • Nhóm thuốc kháng sinh
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch
  • Nhóm thuốc corticoid dạng uống

Hoặc các bài thuốc Đông y dân gian: lá trầu không, chè xanh, lá khế, lá đơn đỏ

Trang phục thoải mái

  • Chọn các loại vải mềm, thoáng khí. Cotton được khuyến khích nhất do có khả năng thấm mồ hôi, thoáng và mềm mịn
  • Tránh các đường may thô ráp và nhãn mác, các sản phẩm thun trơn, tơ tằm sẽ là sự lựa chọn hàng đầu
  • Mặc nhiều lớp để giữ da trẻ được bảo vệ, nhưng vẫn để cho trẻ được thoải mái, nên mặc đồ mỏng nhẹ.

Mẹo cho Mẹ #3: Lộn quần áo ngược lại để tránh kích ứng từ đường may. Đó không phải là một lỗi thời trang nếu nó thực sự hiệu quả!

Ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ khiến cho bé có hệ miễn dịch tốt có thể chống lại bệnh viêm da cơ địa
  • Cần theo dõi hoạt động ăn uống của trẻ xem có bị dị ứng gì không đặc biệt với các loại thực phẩm như: sữa, thực phẩm dinh dưỡng, bột,... để đổi sang các thực phẩm khác
  • Bổ sung đầy đủ nước và các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, Omega-3 cho bé để tăng cường sức đề kháng, chống viêm từ bên trong cơ thể.

5. Quan sát trẻ không để trẻ gãi vào những chỗ nhạy cảm

Cơn ngứa là một thử thách thực sự cho trẻ, nhưng cha mẹ có thể đối phó với điều đó bằng cách”

Che chắn những phần bị ngứa bằng khăn ấm ẩm

  1. Ngâm một miếng vải mềm trong nước ấm (thêm kem dưỡng nếu bác sĩ đồng ý).
  2. Quấn nó quanh vùng da ngứa giống như đang băng bó vết thương
  3. Phủ một lớp vải khô lên, điều đó rất cần thiết cho việc tránh bụi bẩn xâm nhập vào khăn vải ướt sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
  4. Để trong vòng 15-30 phút, cha mẹ hãy ở cũng bé trong khoảng thời gian này, nếu trẻ có dùng tay tháo ra.
  5. Dưỡng ẩm ngay sau đó. Cha mẹ đừng bỏ qua bước này nhé!

Làm mát cho làn da nhạy cảm

  • Sử dụng khăn lạnh đắp lên vùng da ngứa, sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và bớt ngứa, đặc biệt là có thể giữ ẩm rất tốt.
  • Giữ phòng mát mẻ, thoáng khí, không nên để trẻ trong điều hòa nhiều sẽ dễ gây khô da và lạnh phần đang đắp khăn lạnh, dễ gây nhiễm lạnh.

Khiến trẻ tập trung vào một việc nào đó

  • Cha mẹ có thể chơi cùng trẻ, hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng sẽ tránh được việc trẻ tháo các lớp khăn đắp.
  • Các trò chơi hay hoạt động giảm căng thẳng cha mẹ có thể thử như các trò chơi trí tuệ, học tập nhẹ nhàng…

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có thể chuyển biến phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý khi bé có dấu hiệu cảnh báo viêm da cơ địa nên đi khám ngay để có hướng can thiệp, điều trị phù hợp nhất.


Phòng khám Y khoa Gia đình

Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:

☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)

✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com

🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi