Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột trẻ em cha mẹ có thể chưa biết

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột trẻ em cha mẹ có thể chưa biết

Nhiễm trùng đường ruột thường gây ra bởi vi khuẩn và virus, là nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy ở trẻ em. Khi các tác nhân gây bệnh này tấn công, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, nôn, buồn nôn, và đau bụng. Một trong những mối nguy lớn của tiêu chảy là nguy cơ mất nước, gây ra các biểu hiện như khô miệng, mắt trũng, và giảm tiểu tiện. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bị nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

  • Hiếm khi nhiễm trùng đường ruột gây nguy hiểm tới người trưởng thành do sức đề kháng đã tốt và hoàn thiện. Tuy nhiên với người già và trẻ nhỏ, nhiễm trùng đường ruột sẽ đáng lo do có nguy cơ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời như suy thận, thiếu máu…

Nhiễm trùng đường ruột có lây không?

  • Câu trả lời là có, nhiễm trùng đường ruột có nguy cơ lây lan qua các đường tiếp xúc bởi sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn, virus. Mọi người hãy chủ động phòng ngừa khi có người thân, người quen đang mắc bệnh.

Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em là gì?

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ em. Những dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột đặc trưng có thể kể đến như phân lỏng như nước và có chất nhầy liên tiếp trong vài ngày. Các nguyên nhân bé bị nhiễm trùng đường ruột có thể kể đến như:

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa đủ khỏe: Trong sáu tháng đầu đời, trẻ nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ, nhưng khi lớn lên, miễn dịch này giảm dần và hệ miễn dịch của trẻ cần được củng cố. Những bệnh nhiễm trùng như sởi hoặc suy dinh dưỡng cũng có thể làm suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn của trẻ.
  • Môi trường xung quanh tác động xấu: Thực phẩm hay cách chế biến không đảm bảo, nước uống bị nhiễm khuẩn và vệ sinh kém (chẳng hạn như tay không được rửa sạch) là nguồn chính của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột dẫn tới nhiễm trùng đường ruột.

Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ tránh được những tác động như sụt cân, giảm khả năng miễn dịch, tổn thương niêm mạc, bị mầm bệnh xâm nhập, suy giảm khả năng tăng trưởng và phát triển ở trẻ em

Các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em phổ biến

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, nhưng một số dấu hiệu chung bao gồm:

  • Tiêu chảy: Đi ngoài nhiều lần với phân lỏng là triệu chứng chính. Tùy thuộc vào loại nhiễm trùng, tiêu chảy có thể đi kèm với hoặc không có sốt.
  • Buồn nôn và nôn: Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều lần.
  • Đau bụng: Trẻ có thể bị co thắt hoặc đau ở vùng bụng.
  • Mất nước: Đây là rủi ro lớn nhất, vì tiêu chảy có thể làm trẻ mất nước nghiêm trọng. Hãy theo dõi các dấu hiệu như môi khô, giảm lượng nước tiểu và khát nước nhiều.

Có nhiều nguyên nhân như: Tiêu chảy do tả, tiêu chảy do lỵ, tiêu chảy do độc tố tụ cầu, tiêu chảy do E.coli, tiêu chảy do Salmonella…

Cách phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột cho bé tại nhà

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc trẻ đúng cách góp phần tăng hiệu quả điều trị tiêu chảy nhiễm trùng cho trẻ và với một vài thói quen đơn giản, bạn có thể bảo vệ con mình khỏi nhiễm trùng đường ruột:

  • Bù nước là quan trọng nhất: Bước quan trọng nhất là đảm bảo trẻ không bị mất nước. Dung dịch bù nước như Oresol là lựa chọn tuyệt vời để thay thế chất điện giải và nước đã mất. Hãy làm theo hướng dẫn cẩn thận để không pha quá đặc.
  • Cho trẻ uống nước thường xuyên: Dù trẻ có không muốn uống nước, hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước súp hoặc dung dịch bù nước.
  • Probiotic: Bổ sung men vi sinh có thể giúp cân bằng lại vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp nhanh chóng phục hồi.
  • Bổ sung kẽm: Kẽm có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm thời gian tiêu chảy. Tuy nhiên, luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào.
  • Kháng sinh: phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng… mà bác sĩ sẽ cân nhắc, thuốc sẽ có hiệu quả nhất định với nhiễm trùng do vi khuẩn tuy nhiên do thuốc sẽ có tác dụng phụ không mong muốn cho nên bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc kết hợp các loại kháng sinh với nhau khi không có sự đồng ý của bác sĩ
  • Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay khi chạm vào các vật thể như lông động vật hay bất kì thực phẩm nào. Vệ sinh các khu vực mà trẻ hay chơi đùa, nghỉ ngơi như dọn dẹp chăn ga giường hay các đồ chơi của trẻ…
  • Thực phẩm và nước sạch: thực hiện “ ăn chín uống sôi, và thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tiêm phòng: tiêm đầy đủ các vắc-xin cho trẻ, đặc biệt là các loại chống lại rotavirus,tả, thương hàn… gây tiêu chảy nặng và xổ giun định kì 6 tháng
  • Dinh dưỡng trẻ em cần đáp ứng đủ: Nếu có thể, cho bé ăn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu củng cố hệ miễn dịch của trẻ.

Khi nào cần dùng kháng sinh?

  • Không phải tất cả các trường hợp nhiễm trùng đường ruột đều cần dùng kháng sinh. Trên thực tế, một số trường hợp là do virus gây bệnh và sẽ không đáp ứng với kháng sinh. Và còn phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cân nặng… mà bác sĩ sẽ cân nhắc, thuốc sẽ có hiệu quả nhất định với nhiễm trùng do vi khuẩn tuy nhiên do thuốc sẽ có tác dụng phụ không mong muốn cho nên bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc kết hợp các loại kháng sinh với nhau khi không có sự đồng ý của bác sĩ

Những dấu hiệu nguy hiểm cần lưu ý khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường ruột?

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột sẽ tự khỏi mà không gặp phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng có một số dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức:

  • Phân có máu: Nếu thấy máu hoặc chất nhầy trong phân của trẻ, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay.
  • Sốt cao hoặc co giật: Sốt cao kéo dài hoặc co giật cần được xử lý khẩn cấp.
  • Mệt mỏi hoặc mất tỉnh táo: Nếu trẻ trở nên uể oải, lơ mơ hoặc khó chịu bất thường, có thể đó là dấu hiệu của mất nước hoặc biến chứng khác.
  • Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: khô miệng, ít hoặc không đi tiểu, mắt trũng và tay chân lạnh đều là những dấu hiệu mất nước nặng, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị mắc nhiễm trùng đường ruột

Sẽ cực kì nguy hiểm cho trẻ nếu chẳng may bị nhiễm trùng đường ruột và có thể nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ.

Các biến chứng có thể gặp phải khi trẻ không được điều trị kịp thời có thể kể đến: Rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài, chảy máu đường ruột gây mất máu, nhiễm trùng huyết; viêm tai giữa; tổn thương não bộ.

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Quan sát trẻ nhỏ đang có dấu hiệu lạ sẽ tránh được nhiều biến chứng nếu trẻ đang bị nhiễm trùng đường ruột. Phụ huynh cần đưa trẻ nhỏ tới gặp bác sĩ ngay nếu thấy những dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Cơ thể có dấu hiệu mất nước (không đi tiểu, mặt nhợt nhạt, mắt trũng, tay chân lạnh hoặc rất cáu kỉnh, miệng khô, tiêu chảy…).
  • Trẻ đau bụng dữ dội.
  • Sốt.
  • Không bú mẹ.

Đối với trẻ mới biết đi, cần liên hệ gấp với bác sĩ nếu trẻ đang bị:

  • Tiêu chảy liên tục không khỏi.
  • Xuất hiện máu trong phân.
  • Sút cân bất thường.


Phòng khám Y khoa Gia đình

Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:

☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)

✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com

🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi