Nhận biết viêm phổi sớm ở trẻ em

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, thường do vi khuẩn hoặc virus lưu trú và phát triển bên trong cơ quan, tạo ra những ổ nhiễm trùng. Phế cầu khuẩn thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi. Ngoài ra cũng có một số loại virus khác gây bệnh nhưng không phổ biến bằng.

Bệnh thường xuất hiện trong thời điểm trẻ đang trải qua đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy trong phổi trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển. Sau vài ngày, chúng có thể nảy sinh mạnh mẽ, tạo thành các túi nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho là một phản xạ tự vệ quan trọng của cơ thể, giúp loại bỏ chất nhầy khỏi phổi trước khi nhiễm trùng lan rộng.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi

Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ, mỗi nguyên nhân đều có tác động khác nhau lên cơ thể, dẫn đến các triệu chứng khác nhau của viêm phổi.

Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, bệnh viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra, bao gồm Streptococcus nhóm B, Listeria monocytogenes, H.influenzae, Branhamella Catarrhalis, và S.aureus. Đáng chú ý trong đó, đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi, vi khuẩn Klebsiella Pneumonia, E. Coli, và một số vi khuẩn gram âm khác thường là nguyên nhân gây bệnh chính. Viêm phổi do vi khuẩn thường tiến triển nhanh chóng và có triệu chứng nặng hơn so với viêm phổi do virus gây ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sau đó di chuyển đến các thùy phổi và khu trú ở đó, bắt đầu quá trình phát triển bệnh lý.

Đối với nhóm trẻ từ 5-15 tuổi, viêm phổi thường do virus gây ra như RSV, H.influenzae. So với các nguyên nhân khác, viêm phổi do virus thường phát triển chậm hơn và ít nghiêm trọng hơn. Gần 50% trường hợp viêm phổi ở nhóm này là do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh thường tương tự như cảm cúm thông thường.

Sự nhầm lẫn giữa viêm phổi do virus và viêm phổi do cúm thường xuyên xảy ra, dẫn đến chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Mắc bệnh do virus cũng có thể tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, khiến tình trạng viêm phổi trở nên nặng hơn.

Nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ em thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh hoặc cúm, nhưng nhanh chóng chuyển biến nặng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo viêm phổi mà phụ huynh cần đặc biệt chú ý:

- Ho kéo dài: Ho là triệu chứng phổ biến nhất của viêm phổi, có thể kèm theo đờm hoặc không.

- Khó thở, thở nhanh: Trẻ em bị viêm phổi thường thở nhanh hơn bình thường, có thể kèm theo tiếng rít hoặc khó thở.

- Sốt cao: Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi nhiễm trùng, và viêm phổi thường gây ra sốt cao ở trẻ.

- Đau ngực: Trẻ có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực, đặc biệt khi ho hoặc thở sâu.

- Tím tái: Do thiếu oxy, trẻ bị viêm phổi có thể có biểu hiện da và môi tím tái.

Bên cạnh các dấu hiệu trên, viêm phổi cũng có thể biểu hiện qua các triệu chứng như:

- Ức chế sự hoạt động: Trẻ em bị viêm phổi thường có sức đề kháng kém, dễ mệt mỏi và không muốn tham gia vào các hoạt động vui chơi như bình thường.

- Chán ăn: Do cảm thấy không thoải mái và mệt mỏi, trẻ có thể biểu hiện chán ăn hoặc từ chối ăn.

- Rối loạn giấc ngủ: Trẻ bị viêm phổi thường ngủ không sâu và thức dậy nhiều lần trong đêm do khó thở hoặc ho.

Khi thấy trẻ có các triệu chứng viêm phổi trên đây các phụ huynh nên đưa con đến chuyên khoa Nhi của FMP Hà Nội để được thăm khám kịp thời.

Điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ

Khi phát hiện trẻ có các triệu chứng như trên, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra, chụp X-quang và xét nghiệm máu, sau đó có phác đồ điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên tự ý điều trị kháng sinh tại nhà.

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ chất đờm ra khỏi đường hô hấp, giúp thông thoáng đường thở. Do đó, không nên cho trẻ uống thuốc giảm ho trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà để giúp trẻ phục hồi nhanh hơn:

- Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm, sử dụng nước chườm ấm với nhiệt độ phù hợp.Tăng cường uống nước để giảm sốt và làm loãng đờm.

- Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả. Phương pháp này giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi và thải đờm ra ngoài dễ dàng. Cha mẹ nên thực hiện vỗ lưng trước bữa ăn hoặc 1 giờ sau khi ăn, tránh gây nôn.

- Hướng dẫn trẻ ho đúng cách để giúp thông thoáng đường thở.

- Vệ sinh mũi và miệng cho trẻ, đồng thời giữ vệ sinh nhà cửa, đồ chơi và đồ dùng của trẻ. Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu và dễ nuốt. Không ép trẻ ăn hết phần thức ăn nếu trẻ không muốn.

Điều Trị Viêm Phổi ở trẻ Tại FMP Hà Nội

Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi, cha mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi tại FMP để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Tại FMP, trẻ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, sử dụng các phương pháp điều trị tiên tiến và theo dõi sát sao quá trình hồi phục của trẻ. Ngoài ra, FMP hoạt động 24/24, các bác sĩ sẽ luôn có mặt trong trường hợp trẻ ốm trở nặng về đêm hoặc cần cấp cứu.

Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:

☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)

✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com

🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi

Liên hệ qua fanpage: m.me/FamilyMedicalPracticeHanoi

#FMP #YourHealthOurCare #YourChildYourCare