Hướng dẫn sơ cứu cho một số vấn đề và chấn thương khác

Dị ứng

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ từ đó dẫn đến ngừng hô hấp và cần phải được tiêm adrenaline. Người có tiền sử bị dị ứng nên lưu ý tránh các chất có thể gây dị ứng và mang theo thuốc kháng histamine. Adrenaline dạng tiêm có thể mua trong trường hợp khẩn cấp. Với vết ong đốt, nên rửa sạch vết thương và đến bệnh viện ngay lập tức.

Uống bao nhiêu nước một ngày là đủ

Công thức tính lượng nước trung bình hằng ngày:

Lượng nước tối thiểu cần cho cơ thể: 3 deciliter/10 kg trọng lượng cơ thể.

Lượng nước tối đa là: 3 deciliter x 1.5/10 kg trọng lượng cơ thể.

Nên uống từng ngụm nhỏ.

Trật khớp

Không tự ý nắn khớp bị trật nếu không có kiến thức chuyên môn. Không cử động phần bị chấn thương. Nẹp cánh tay hoặc chân vùng chấn thương để nạn nhân có thể di chuyển. Luôn ghi nhớ "nẹp để nạn nhân có thể di chuyển chứ không di chuyển nạn nhân để để nẹp vùng bị chấn thương". Trường hợp muốn tháo mũ bảo hiểm cần một người luồn hai tay vào bên trong mũ và một người chầm chậm cởi mũ ra.

Các vấn đề về ta

Các tắc nghẽn ở tai thường gây bởi ráy tai dày. Tăm bông thường không mang lại hiệu quả vì chúng chỉ khiến rái tai bị nén lại. Các dung dịch làm lỏng ráy tai có sẵn tại các trung tâm y tế. Một vài trường hợp dịch tai bị chảy có thể gây tình trạng rò rỉ dịch não tủy. Lúc này, cần dùng gạc để tạo áp lực và đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế thực hiện các kiểm tra.

Chấn thương mắt

Chấn thương mắt gây bởi các tác nhân bên ngoài hay bụi bẩn. Rửa mắt với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Để bệnh nhân nằm nghiêng và rửa mắt từ trong ra ngoài. Tránh dụi mắt.

Không cố lấy vật thể lạ ra khỏi mắt. Tránh cử động mắt, che cả hai mắt và liên hệ ngay với tổng đài điều phối cấp cứu khẩn cấp.

Gãy xương

Gãy xương sườn: tạo áp lực bằng gối và gọi cho tổng đài cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Gãy tứ chi: nẹp vùng xương bị gãy và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Chấn thương mũi

Trấn an nạn nhân. Bóp chặt vết thương để cầm máu. Không được ngước lên vì có thể khiến máu chảy ngược vào khí quản/phổi. Nên nghiêng người về phía trước và ngẩng đầu.

Mạch/ huyết á

Để kiểm tra mạch, nên kiểm tra ở các điểm động mạch - đặc biệt là động mạch cảnh bên trong cổ họng. Nhịp tim bình thường của người trưởng thành từ 60-100 nhịp/phút, nhịp tim chậm là dưới 40 nhịp/phút. Một vận động viện nhịp tim có thể chỉ 50 nhịp/phút nhưng vẫn có thể cung cấp đủ máu cho cơ thể. Trường hợp cơ thể bị sốc, nhịp tim có thể vượt trên 100.

Bệnh dại

Hãy tiêm phòng vắc xin ngừa dại trước khi đến một nơi có nguy cơ mắc bệnh cao. Các trường hợp nhiễm bệnh dại ở Sài Gòn rất hiếm nhưng không nên chủ quan. Bệnh dại hiện vẫn chưa có thuốc chữa và có thể dẫn đến tử vong. Trường hợp bị động vật cắn, hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tiêm globulin miễn dịch xung quanh vết cắn.

Sốc

Sốc là tình trạng hệ tim mạch gặp lỗi trong việc giữ máu lưu thông đầy đủ đến các cơ quan. Đặt nạn nhân nằm xuống với hai chân nâng cao và liên lạc ngay với tổng đài điều phối cấp cứu.

Bong gân

Tiến hành giao thức RICE là nghỉ ngơi (rest); đá lạnh (ice); băng nén (compression); nâng cao (elevation). Lý tưởng nhất là nên sử dụng một miếng băng thun. Với trường hợp căng hoặc rách gân, dây chằng và mạch máu (thường xảy ra xung quanh mắt cá chân) sử dụng kỹ thuật băng hình số 8.

Rách cơ

Nếu một bệnh nhân bị căng cơ hoặc rách cơ, họ sẽ cảm thấy đau nhói, khó vận động, sưng ở vùng bị thương. Cần chú ý theo dõi đường viền của vết thương.

Đọc tiếp